Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Dấn thân vào marketing ngành Du lịch, người trẻ cần chuẩn bị những gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành không chỉ gói gọn bản thân mình trong các vị trí công việc như Nhân viên Sales, Điều hành tour, Hướng dẫn viên du lịch, mà còn có cơ hội ứng tuyển ở các vị trí khác như Nhân viên Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Marketing/ Branding, Digital Marketing, Truyền thông, Chăm sóc khách hàng... nếu bạn có kinh nghiệm, nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc trong các mảng này.

Đa phần các doanh nghiệp lữ hành (DNLH) lớn và có vị thế thương hiệu nhất định trên thị trường đều xây dựng hệ thống các phòng/ ban chuyên môn, trong đó không thể thiếu Marketing – ban nắm giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phòng Sale hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh. Do đó, các DNLH này sẽ có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho các vị trí chuyên môn hóa, đặc biệt các công việc liên quan đến marketing phù hợp với nhiều bạn trẻ có tính năng động, sáng tạo và dẫn dắt xu hướng mới.

Các bạn trẻ đang theo học ngành Du lịch hoặc có đam mê với ngành này hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn về các vị trí công việc liên quan đến marketing (bao gồm R&D, Branding và Trade Marketing) trong một tổ chức du lịch dựa trên kinh nghiệm thực chiến của tôi tại Công ty Vietravel – một trong những DNLH hàng đầu tại Việt Nam.

1. Phòng Marketing sẽ đảm nhận những công việc cụ thể nào trong một DNLH?

Phòng Marketing bao gồm 3 vị trí chủ chốt là R&D, Trade Marketing và Branding. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận một trọng trách riêng nhưng đều nhằm mục tiêu chung là hỗ trợ phòng Sale bán được sản phẩm/ dịch vụ thông qua chương trình khuyến mại đa dạng, sự kiện du lịch, hoạt động quảng cáo trên nền tảng đa kênh.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành, vẫn có cơ hội ứng tuyển ở các vị trí khác như Nhân viên Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Marketing/ Branding, Digital Marketing...
Nguồn: Vietravel

Khởi đầu một chiến lược marketing trong từng giai đoạn kinh doanh là nghiên cứu thị trường. Công việc nghe có vẻ “đao to búa lớn” này được đảm nhận bởi chuyên viên R&D (Research & Development) dưới sự giám sát và quản lý bởi Lãnh đạo Ban.

Theo đó, R&D được ví như “quân sư chiến lược marketing” khi là người đảm nhận việc triển khai dự án nghiên cứu thị trường gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh trong từng mùa kinh doanh trọng điểm như Xuân, Hè, Thu, cuối năm và các mùa đặc trưng tại điểm đến du lịch như mùa hành hương đi Bhutan, Ấn Độ, hay mùa hoa thế giới (hoa anh đào tại thị trường Đông Bắc Á với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, mùa hoa tulip tại Phần Lan...).

Dựa trên việc thu thập và phân tích nguồn dữ liệu đa chiều từ dữ liệu nội bộ (số liệu kinh doanh, các nghiên cứu đã thực hiện) và dữ liệu bên ngoài (Tổng cục Du Lịch Việt Nam, Tổng cục Thống kê, báo cáo nghiên cứu miễn phí/ trả phí từ các công ty NCTT), R&D sẽ đưa ra những nhận định và định hướng mang tính chiến lược như phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chương trình khuyến mại, chiến dịch truyền thông.

Ngoài ra, các kết quả từ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về các cấp độ nhận biết thương hiệu (như top-of-mind về thương hiệu, mức độ nhận diện thương hiệu và mức độ lựa chọn thương hiệu), sản phẩm, chương trình khuyến mại và hoạt động truyền thông của đối thủ sẽ giúp R&D đánh giá được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với các đối thủ khác trong ngành.

Phòng Marketing bao gồm 3 vị trí chủ chốt là R&D, Trade Marketing và Branding.
Nguồn: Pexels

Thông qua việc theo dõi tình hình kinh doanh thực tế, cập nhật những động thái của đối thủ trên thị trường, và nắm bắt những thay đổi trong hành vi và tâm lý của khách hàng, R&D cũng thực hiện các nghiên cứu khác nhằm định hướng những bộ sản phẩm tour tuyến cần đẩy mạnh, điều chỉnh hoặc đổi mới chương trình khuyến mại, và triển khai các chương trình quảng cáo, truyền thông nhằm thúc đẩy doanh số bán, đặc biệt đối với các sản phẩm/ dịch vụ đang bán chậm .

Sau khi báo cáo nghiên cứu thị trường đã hoàn thành, chuyên viên Trade Marketing sẽ tiến hành xây dựng chương trình tiếp thị với nhiều hình thức như: giảm giá (giảm giá mua tour sớm, giảm giá theo thế hệ, giảm giá theo số lượng khách đăng ký...), quay số trúng thưởng, voucher cho lần mua tour sau, và tặng các phần quà thiết thực (balo, vali, túi du lịch, bao da hộ chiếu...) nhằm đảm bảo sản phẩm có mức giá cạnh tranh và gia tăng giá trị cộng thêm cho du khách.

Phòng Marketing cũng đảm nhận việc liên kết và hợp tác và tài trợ với các Cơ quan Quản lý điểm đến trong và ngoài nước (Sở Du lịch TP.HCM, Cục xúc tiến du lịch Nhật Bản/ Singapore/ Thái Lan...) nhằm mở rộng ngân sách marketing và các gói quà tặng du lịch từ các đơn vị này cho chương trình khuyến mại và sự kiện du lịch.

Do đó, phòng Marketing sẽ xây dựng kế hoạch tham gia các sự kiện/hội chợ với các hoạt động đa dạng như tư vấn & bán bộ sản phẩm/ dịch vụ, giới thiệu chương trình khuyến mại, hoạt động kích hoạt thương hiệu tại điểm bán, tặng quà. Việc chuẩn bị đầy đủ các vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại điểm bán như table tent card, standee, backdrop, pano banner, LED, flyer, brochure... cũng được phòng Marketing chú trọng thực hiện.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là các chủ đề sự kiện du lịch và toàn bộ POSM này cần đảm bảo truyền tải cùng một thông điệp nhất quán của chương trình khuyến mại với 2 yếu tố cốt lõi, gồm:

  • Tagline: Một câu nói ngắn hay một cụm từ biểu đạt một ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và khơi gợi, kích thích hành vi lựa chọn thương hiệu của khách hàng như: “Tết đi chơi xa – Nhà ta thêm gần”, “Thưởng lãm sắc hoa – Đông đầy trải nghiệm”.
  • Key Visual (KV): Những yếu tố hình ảnh và màu sắc sáng tạo phù hợp với thông điệp tagline cần truyền tải cũng như bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành.

Hình ảnh KV mang thông điệp “Tết đi chơi xa – Nhà ta thêm gần” trong chương trình khuyến mại Xuân 2023
Nguồn: Vietravel

2. Phòng Marketing sẽ làm việc cùng ai trong DNLH?

Theo quan sát và kinh nghiệm cá nhân của tôi, tùy vào từng dự án nghiên cứu thị trường, chương trình khuyến mại, sự kiện, phòng Marketing sẽ phối hợp với các phòng ban nội bộ (Chăm sóc khách hàng, Thiết kế, Digital Marketing, Truyền thông, Sản phẩm – Dịch vụ, Sales, IT, Kế toán). Trong đó, Sales được xem là “người bạn thân thiết” của phòng Marketing bởi sự phối hợp và liên kết chặt chẽ để triển khai chương trình khuyến mại, sự kiện qua các giai đoạn.

Đầu tiên, phòng Marketing sẽ gửi nội dung chương trình khuyến mại và cẩm nang hướng dẫn triển khai để bộ phận Sale nắm rõ chương trình và tư vấn thông tin một cách chính xác và đầy đủ cho khách hàng. Trong và sau khi chạy chương trình khuyến mại, phòng Marketing cần theo dõi và đánh giá tình hình kinh doanh, các tour tuyến bán chạy và bán chậm để có những điều chỉnh kịp thời đối với chương trình khuyến mại và phù hợp với dòng chảy thị trường.

Do phải phối hợp với rất nhiều phòng ban nội bộ và agency bên ngoài, người làm marketing được ví như một nhạc trưởng chỉ đạo và điều phối cả một dàn hợp xướng với nhiều nhạc công khác nhau. Do đó, marketer phải am hiểu rõ vai trò, đặc điểm của từng bộ phận này để khai thác các nguồn lực sẵn có, phát huy sức mạnh tổng thể và đưa con thuyền doanh nghiệp cập bến thành công.

Vietravel tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM – ITE vào tháng 9/2023 với thông điệp “Khúc thu ca - Mùa trao khoảnh khắc”.
Nguồn: Vietravel

3. Để dấn thân vào marketing trong ngành Du lịch, tôi đã chuẩn bị những gì?

Kiến thức

Bên cạnh nắm vững kiến thức sâu và rộng về Du lịch (tổng quan du lịch, cơ sở văn hóa Việt Nam, tuyến điểm, điều hành, quản lý điểm đến...), tôi đã tìm hiểu thêm những kiến thức bổ trợ về nghiên cứu thị trường và marketing để gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác và hỗ trợ tốt nhất cho công việc chuyên môn.

Tố chất

  • Tinh thần ham học hỏi và tò mò: Trong bối cảnh thị trường, đối thủ, hành vi người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, người làm marketer cần cập nhật tình hình, nắm bắt xu hướng, từ đó đưa ra những định hướng/ đề xuất marketing bám sát với thực tế và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
  • Linh hoạt và cởi mở: Đó là khi tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý, đánh giá trái chiều, đi ngược lại với sự kỳ vọng của mình từ các bộ phận phòng/ ban khác trong một kế hoạch hay dự án. Hơn nữa, sự thay đổi không ngừng của thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh buộc người làm marketing phải linh hoạt tùy cơ ứng biến và sáng tạo những điều mới trong các chương trình khuyến mại, sự kiện du lịch.

Kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích: Tổng hợp, gạn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu/ thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do marketing liên quan đến nghiên cứu thị trường, nên tôi luôn cần có một tư duy logic, kỹ năng phản biện tốt để tự thực hiện những dự án nghiên cứu thị trường và làm việc hiệu quả với đối tác agency nghiên cứu thị trường thuê ngoài.
  • Kỹ năng viết: Viết là một kỹ năng rất quan trọng để tôi cho phép bản thân mình suy nghĩ và sắp xếp thông tin một cách mạch lạc và logic. Đối với một người làm marketer, tôi sẽ đụng đến nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng viết và trình bày tốt (từ viết theo văn phong trang trọng đến viết theo phong cách sáng tạo) như viết một báo cáo tổng kết chương trình khuyến mại, kế hoạch hành động, research brief, tờ trình, cẩm nang hướng dẫn, brochure...
  • Kỹ năng thuyết trình và tư duy phản biện: Trước khi chạy một chương trình khuyến mại/ dự án lớn, marketer cũng sẽ đảm nhận công tác tổ chức hướng dẫn bộ phận Sales triển khai chương trình hay dự án nghiên cứu. Đây là lúc tôi cần phát huy những tố chất giao tiếp tuyệt vời như truyền đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc, nói chuyện hấp dẫn, một tư duy phản biện tốt và bản lĩnh tự tin nói chuyện trước các chi nhánh toàn quốc.

Với đặc thù phối hợp với nhiều đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, người làm marketing trong ngành du lịch cần trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng để làm việc ăn ý và hiệu quả.
Nguồn: Pixabay

Hy vọng qua bài viết này, các bạn trẻ đã và đang theo học ngành Du lịch nói chung và Quản trị Du lịch Lữ hành nói riêng sẽ có cái nhìn rộng hơn về công việc liên quan đến marketing trong một tổ chức du lịch. Chúc các bạn định hướng thành công con đường nghề nghiệp của mình, và nếu có đam mê với marketing, đừng ngại dấn thân và theo đuổi!

Nguồn: Bùi Thanh Sang - Chuyên viên R&D Ban Tiếp thị - Vietravel

Kêt nối với Vietravel

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.